Lương là một trong những điều quan tâm lớn nhất của mọi lao động hàng tháng, nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn cũng không ngoại lệ. Vậy bạn có biết một bảng lương nhân viên chuẩn sẽ có cấu trúc như thế nào? Cách tính ra sao? Bài viết dưới đây của Nghekhachsan.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!
Bảng tính lương nhân viên là gì?
Bảng tính lương nhân viên là bảng tổng hợp toàn bộ các khoản thu nhập hợp pháp mà người lao động được nhận sau khi đã thỏa thuận trên Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và các khoản người lao động sẽ bị trừ/ trích lại theo quy định của doanh nghiệp thông qua những thỏa thuận công khai giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.
Cấu trúc chung của một bảng lương nhân viên chuẩn
Một bảng lương nhân viên trong doanh nghiệp được cho là chuẩn nhất khi thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
- Tên nhân viên
- Chức vụ/ vị trí
- Lương cơ bản
- Số ngày công thực tế
- Bảo hiểm
- Lương thực lĩnh
- Ký nhận
- Ghi chú
Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô loại hình doanh nghiệp, bảng lương nhân viên có thể bổ sung thêm các tiêu chí như:
- Mã nhân viên
- Ngày vào công ty
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp
- Mức lương ca đêm, lương làm thêm giờ
- Số giờ làm thêm, làm ca
- Các khoản giảm trừ vào lương
- Tạm ứng
- …
Cách tính bảng lương nhân viên
Dựa vào HĐLĐ, bảng chấm công, công việc được hoàn thành,… và quy chế lương thưởng của từng doanh nghiệp để lập thang bảng lương, tính bảng lương cho nhân viên. Ngoài ra, mức lương cơ bản của nhân viên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Pháp luật. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng 2020 tại
- Vùng I: 4.420.000đ/ tháng;
- Vùng II: 3.920.000đ/ tháng;
- Vùng III: 3.430.000đ/ tháng;
- Vùng IV: 3.070.000đ/ tháng.
Trường hợp người lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên thì mức lương cơ bản sẽ được cộng thêm 7% lương tối thiểu vùng
Cách tính bảng lương nhân viên chuẩn nhất:
- Cột “lương cơ bản”: chính là mức lương thỏa thuận được ghi trong HĐLĐ. Cột này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; trường hợp người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương được tính là 85% mức lương cơ bản.
- Cột “ngày công thực tế”: là số ngày công mà người lao động đã đi làm trong một tháng nhất định được hiển thị trên bảng chấm công. Trường hợp người lao động nghỉ lễ, tết hay nghỉ việc riêng được Luật lao động quy định hưởng nguyên lương thì sẽ không bị chấm là đã nghỉ
- Cột “lương thực tế” = Lương cơ bản / ngày công chuẩn của tháng (có thể là 26 hoặc 24 ngày theo quy định doanh nghiệp) X ngày công thực tế.
- Cột “các khoản phụ cấp, trợ cấp”: được quy định trên HĐLĐ hoặc quy chế lương thưởng của doanh nghiệp. Trong đó:
- Phụ cấp ăn trưa: theo quy định của doanh nghiệp, cột này không được cộng vào lương để tham gia bảo hiểm. Tương tự cho phụ cấp điện thoại
- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những lao động là cán bộ như giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng hay kế toán trưởng,…
- Cột “tổng lương”: là tổng số tiền mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng. Theo đó:
Tổng lương = lương cơ bản + phụ cấp ăn trưa + phụ cấp điện thoại + phụ cấp trách nhiệm
- Cột “các khoản trừ vào lương”: theo quy định, năm 2020, người lao động sẽ áp dụng chi trả 10,5% lương đóng bảo hiểm.
Cụ thể: BHXH = 8% X lương đóng bảo hiểm; BHYT = 1,5% X lương đóng bảo hiểm; BHTN = 1% X lương đóng bảo hiểm.
- Cột “lương thực lĩnh”: là số tiền còn lại mà người lao động được nhận sau khi đã cộng – trừ các khoản theo quy định. Theo đó:
Lương thực lĩnh = lương thực tế + các khoản trợ cấp, phụ cấp – các khoản trừ vào lương
- Cột “Ký nhận”: người lao động sau khi nhận đủ tiền lương thực của mình sẽ tiến hành ký nhận vào mục này.
Mẫu bảng lương nhân viên 2020
Tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu chung và các chế độ hiện có tại doanh nghiệp để áp dụng bảng lương nhân viên phù hợp. Nghekhachsan.com xin chia sẻ mẫu bảng lương nhân viên từ quy mô đơn giản đến hoàn thiện nhất, từ ngôn ngữ tiếng Việt đến tiếng Anh để bạn tham khảo:
Tham khảo chi tiết và tải mẫu bảng lương nhân viên: Tại đây!