Bản mô tả công việc Bếp trưởng nhà hàng - khách sạn

Bếp trưởng chắc chắn sẽ là người có chức vụ cao nhất, điều hành mọi hoạt động của bộ phận bếp trong nhà hàng - khách sạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mô tả công việc bếp trưởng cụ thể thế nào, mức lương ra sao... Bài viết dưới đây của Nghekhachsan.com sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết nhất.

mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng - khách sạn

Bạn đã biết mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng - khách sạn chi tiết thế nào?

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tình hoạt hoạt động và kinh doanh của bộ phận, bếp trưởng nhà hàng (Executive chef) không chỉ phân công và giám sát công việc của nhân viên cấp dưới, báo cáo lên cấp trên mà còn tham gia phục vụ khách hàng, xử lý sự cố và rất nhiều nhiệm vụ khác nữa. Dưới đây là bản mô tả công việc bếp trưởng chi tiết nhất để bạn tham khảo

Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng - khách sạn

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Điều hành và giám sát mọi việc trong bếp

+ Tổ chức các buổi họp đầu ca để phân công công việc cụ thể cho từng tổ bếp theo quy định

+ Triển khai, thông báo nhiệm vụ công việc mới theo yêu cầu của cấp trên và yêu cầu nhân viên tuân thủ thực hiện

+ Tiếp nhận báo cáo từ các tổ bếp - lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng trong ngày-tuần-tháng, sau đó phân chia công việc cho từng vị trí liên quan

+ Đề ra, hướng dẫn, điều hành và giám sát quy trình làm việc của nhân viên trong bộ phận, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn quy định

+ Kiểm tra và đảm bảo an toàn lao động cho toàn bộ khu vực làm việc của bộ phận bếp - yêu cầu được hỗ trợ sửa chữa và thay mới nếu có hư hỏng liên quan

Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu chế biến món ăn

+ Trực tiếp kiểm kê hàng hóa nhập vào cả số lượng và chất lượng đảm bảo đạt chuẩn

+ Trực tiếp kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên liệu, gia vị trước khi chế biến món ăn

+ Trực tiếp kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên liệu, gia vị tồn trước khi kết ca và hướng dẫn, chỉ đạo bảo quản đúng cách, đảm bảo sử dụng được vào ca sau. Trường hợp hư hỏng nặng thì phải xử lý tiêu hủy ngay.

Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên bếp

+ Cùng với HR lên kế hoạch và trực tiếp tuyển dụng - đào tạo nhân viên thuộc các vị trí quan trọng, chủ chốt trong bếp

+ Chỉ định nhân viên có kinh nghiệm và cấp bậc tuyển dụng và đào tạo nhân viên bếp mới hay nhân viên bếp còn yếu tay nghề và kỹ năng

+ Lên kế hoạch và phân công công việc hợp lý cho từng tổ bếp hoặc mỗi nhân viên, phân chia ca làm việc, xét duyệt lịch off phù hợp hàng tuần, nhất là dịp lễ tết

+ Hướng dẫn, quản lý quá trình làm việc của nhân viên bếp, đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn nhà hàng

+ Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo ngắn và tại chỗ để phổ biến kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc thực tế cho nhân viên

+ Đề ra nội quy làm việc của bộ phận bếp, đảm bảo thực hiện thống nhất có hiệu quả, đồng thời làm căn cứ cho việc thưởng - phạt đối với từng nhân viên tương ứng một cách công bằng và minh bạch

+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm đánh giá kết quả làm việc của nhân viên bếp, có sự phối hợp và tham khảo ý kiến của quản lý bếp từng tổ/ nhóm

+ Đề xuất khen thưởng, tăng lương, thăng chức hay kỷ luật nhân viên phù hợp

Lên menu - quy định công thức chế biến và chất lượng món ăn cần đạt

+ Cùng với quản lý nhà hàng lập kế hoạch lên menu món mới cho nhà hàng, đảm bảo phù hợp với thương hiệu, mùa vụ và thị hiếu khách hàng

+ Đề ra công thức và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên liên quan gồm quy cách sơ chế - định lượng - chế biến và trang trí cũng như yêu cầu chất lượng món ăn cần đạt được ra sao

+ Trực tiếp giám sát quá trình chế biến và kiểm duyệt chất lượng món ăn trước khi chuyển đến bộ phận phục vụ phục vụ khách

+ Tìm tòi, nghiên cứu xu hướng ẩm thực và thị hiếu khách hàng để sáng tạo thêm nhiều món ăn mới thu hút khách

Chế biến món ăn phục vụ khách

+ Trực tiếp chế biến món ăn phục vụ khách khi được yêu cầu (thường là chính khách, khách VIP của nhà hàng) hay khi nhà hàng đông khách, bộ phận thiếu người hoặc làm mẫu trong đào tạo nhân viên

+ Tham gia thi đấu tại các cuộc thi trong nước và quốc tế

+ Thực hành tại các buổi tập huấn, đào tạo nghiệp vụ bếp chuẩn quốc tế

Kiểm soát và chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Chỉ đạo, phân công nhân viên làm vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị nấu bếp đảm bảo chất lượng vệ sinh cho toàn bộ không gian bếp

+ Quy định và kiểm soát tiêu chuẩn đồng phục, vệ sinh cá nhân cho từng nhân viên bếp

+ Đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của từng món ăn trước khi mang ra phục vụ khách

Hướng dẫn sử dụng và quản lý công cụ dụng cụ, thiết bị nhà bếp

+ Trực tiếp hướng dẫn sử dụng các công cụ dụng cụ, thiết bị nhà máy chuyên biệt, mới

+ Giám sát việc sử dụng, vệ sinh và bảo quản trang thiết bị, máy móc trong bếp của nhân viên - đảm bảo đúng quy trình tiêu chuẩn và được sắp xếp gọn gàng, khoa học

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của từng công cụ dụng cụ, thiết bị nhà bếp - đảm bảo hoạt động tốt, trường hợp phát hiện hư hỏng cần yêu cầu bộ phận liên quan sửa chữa hoặc thay mới tương ứng phù hợp

+ Đề xuất mua mới các loại công cụ dụng cụ, thiết bị phục vụ công việc

+ Định kỳ cùng với kế toán kiểm kê tài sản trong bếp, lập báo cáo theo quy định

Tiếp nhận và giải quyết sự cố phát sinh

+ Tiếp nhận và chỉ đạo xử lý các sự cố phát sinh, phàn nàn của khách hàng về chất lượng món ăn và thái độ phục vụ của nhân viên bếp (nếu có)

+ Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nếu có của nhân viên trong bộ phận, nhân viên với khách hàng, nhân viên với chính mình

Các công việc khác

+ Cùng với Giám đốc nhà hàng - khách sạn, quản lý nhà hàng, bộ phận Marketing lên ý tưởng cho các chương trình khuyến mãi, làm mới thực đơn hay thay đổi kế hoạch kinh doanh cho nhà hàng, đảm bảo tăng lượng khách đến

+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp ban giám đốc, cuộc họp với cấp quản lý cùng các bộ phận khác

+ Lập báo cáo chi tiết liên quan của bộ phận trình cấp trên và các bộ phận liên quan

+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên

 

mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng - khách sạn

Bếp trưởng là người có quyền hành cao nhất trong bộ phận bếp, tổ chức công việc và giám sát quá trình làm việc của nhân viên

Mức lương bếp trưởng nhà hàng - khách sạn

Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng/ tiêu chuẩn sao khách sạn, tình hình kinh doanh và nhiều yếu tố khác mà mức lương bếp trưởng sẽ có sự chênh lệch. Đôi khi, bếp trưởng người Việt và bếp trưởng người nước ngoài cũng khác nhau về lương và thu nhập cũng như các chế độ đãi ngộ tương xứng.

Theo ghi nhận từ Nghekhachsan.com, mức lương bếp trưởng nhà hàng - khách sạn hiện nay dao động trong khoảng từ 10 - 30 triệu đồng/ tháng, một số nơi có thể cao hơn và chưa bao gồm các khoản tip, thưởng, service charge, phụ cấp, trợ cấp cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác.

Để tìm việc bếp trưởng thành công, ứng viên cần phải là người có nhiều kinh nghiệm ở vị trí tương đương - năng lực chuyên môn giỏi - vững kỹ năng nghiệp vụ - khả năng điều hành, kiểm soát và tổ chức công việc tốt - sáng tạo và linh hoạt, có trách nhiệm và chịu được áp lực công việc - sức khỏe tốt - đặc biệt, khả năng giao tiếp, nhất là tiếng Anh thành thạo...

Hồng Thy