Barista là gì? Tìm hiểu công việc của Barista trong Khách sạn – Nhà hàng

Cà phê là đồ uống quen thuộc của nhiều người. Đôi khi ta bắt gặp ở đâu đó những tách cà phê mà trên bề mặt của nó là những hình vẽ rất đẹp mắt, những hình vẽ đó là tác phẩm nghệ thuật của barista. Vậy Barista là gì? Tại quán cà phê hay

Cà phê là đồ uống quen thuộc của nhiều người. Đôi khi ta bắt gặp ở đâu đó những tách cà phê mà trên bề mặt của nó là những hình vẽ rất đẹp mắt, những hình vẽ đó là tác phẩm nghệ thuật của barista. Vậy Barista là gì?

Tại quán cà phê hay khách sạn – nhà hàng,  Barista có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp, Vậy barista là gì?

Barista là gì?

Những học viên có ý định học Barista cần phân biệt thuật ngữ này với thuật ngữ Bartender – người pha chế đồ uống có cồn.

Barista được dịch từ tiếng Ý sang nghĩa tiếng Việt là Người pha chế cafe, thức uống không cồn và tạo hình nghệ thuật trên bề mặt thức uống đó (được gọi là Latte Art).

Thời nay gần như tại các nhà hàng, quán cafe hay quán ăn Âu đều có 1 hoặc 2 nhân viên là Barista phụ trách pha chế cafe cho khách.

Công việc của một Barista là gì?

Barista pha chế những tách cafe thơm ngon và hấp dẫn để thu hút được nhiều khách hàng đến với quán, làm tăng thêm doanh thu cho quán, làm cho thương hiệu của quán ngày một uy tín, khiến cho khách hàng muốn quay trở lại với quán thêm nhiều lần nữa. Để rồi từ đó chất lượng, hình ảnh, thương hiệu của quán ngày một phát triển. Như vậy, chủ trương xây dựng đội ngũ Barista có chất lượng là việc làm cần thiết của nhiều quán cafe hay nhà hàng, khách sạn.

Một Barista sẽ cần làm những công việc sau đây trong ca làm việc của mình:   

+ Điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy xay, máy pha café

+ Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, nguyên liệu phục vụ cho pha chế

+ Tìm tòi sáng tạo ra đồ uống mới, những kỹ thuật tạo hình Latte Art mới

+ Làm công việc chuyên môn của một barista, trong đó có những kỹ thuật cơ bản như: xay, nén cafe, đánh sữa, tạo hình …

+ Tư vấn đồ uống cho khách theo sở thích và khả năng chi trả, từ đó mang lại đồ uống làm cho khách hài lòng khi thưởng thức

+ Vệ sinh và bảo quản cà phê, dụng cụ máy móc sau ca làm việc

+ Giữ gìn vệ sinh khu pha chế theo tiêu chuẩn nhất định.

+ Tiếp nhận và xử lý sự cố phát sinh liên quan đến đồ uống pha chế trong ca làm việc.

+ Báo cáo với quản lý hoặc chủ cửa hàng nếu sự cố vượt quá phạm vi quyền hạn

Người làm Barista cần có phẩm chất – kỹ năng gì?

Phần trên bạn đã biết Barista là gì – vậy thì vị trí này cần có những phẩm chất và kỹ năng gì?

Phẩm chất đầu tiên của một người muốn trở thành Barista cần có là đức tính cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi café là nguyên liệu rất nhạy cảm với các yếu tố tạo nên chúng, chỉ cần có sự chênh lệch về nhiệt độ hay định lượng, cũng sẽ làm thay đổi chất lượng, hương vị của một tách café. Barista chính là người pha chế những tách cafe đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng cho nên cần phải thật cẩn thận trong từng thao tác.

Trong công đoạn pha sữa, Barista phải thật chuẩn xác trong việc canh độ mịn của lớp bọt sữa. Mỗi  loại cafe có những yêu cầu khác nhau về lớp bọt sữa (Cappuccino khác Latte) nên Barista cần phải điều chỉnh cách đánh bọt sữa cho phù hợp.

Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn cũng là một yếu tố rất quan trọng để trở thành một Barista có tay nghề thành thạo. Trong các công đoạn pha chế cafe, đặc biệt là khâu tạo hình, không phải dễ dàng có được những tách cafe thơm ngon và đẹp mắt như ý muốn. Barista cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể tạo nên  những tách cafe “chuẩn chất lượng”.  Khi đã là một Barista trong nghề, bạn vẫn cần phải rèn luyện, sáng tạo để ngày càng giỏi hơn.

Nhân viên Barista cũng cần nắm vững kiến thức về cafe, từ việc phân biệt các chủng loại cafe cho tới những hiểu biết về quy trình sản xuất: khâu trồng hái, cách rang, xay cafe, cho đến khâu tẩm ướp trộn vị. Vì café là nguyên liệu cực kỳ nhạy cảm nên chỉ cần sai sót một công đoạn, sẽ làm cho hương vị cafe bị thay đổi.

Muốn trở thành một Barista với tay nghề pha chế điêu luyện, bạn cần có sự sáng tạo để tạo ra nét riêng cho những tách cafe của mình.

Cơ hội việc làm với nghề Barista hiện nay

Khi du lịch phát triển, mạng lưới khách sạn – nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều, đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Sapa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh, Phú Quốc… Và Barista – người phụ trách pha chế nên những tách cà phê thơm ngon phục vụ thực khách – là một vị trí công việc không thể thiếu trong nhiều nhà hàng – khách sạn hiện nay.

Cùng với đó, các chuỗi thương hiệu cafe nổi tiếng như Highlands Coffee, Starbucks, The Coffee House… và quán cà phê xuất hiện khắp các thành phố lớn – nơi tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên Barista.

Muốn sau khi ra nghề nhanh chóng xin được việc làm, Barista cần trang bị những kiến thức – kỹ năng cần thiết và luyện cho mình đức tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.

Hy vọng bài viết trên đây của NgheKhachSan.com sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu được Barista là gì cũng như công việc cụ thể của Barista ra sao trong các khách sạn – nhà hàng.