Fastfood là gì? Có nên kinh doanh mô hình Fastfood tại Việt Nam?

Fastfood là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của số lượng không nhỏ khách hàng là giới trẻ ngày nay. Vậy thực ra fastfood là gì? Có nên kinh doanh fastfood tại Việt Nam? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghekhachsan.com

fastfood là gì

Bạn đã biết fastfood là gì? Bản chất của mô hình fastfood là gì?

Fastfood là thuật ngữ chỉ một mô hình kinh doanh ở lĩnh vực ẩm thực/ ăn uống khá được ưa chuộng hiện nay. Nhiều người vì thế mà hình thành suy nghĩ bắt tay vào kinh doanh mô hình này. Tuy nhiên, phải hiểu chính xác fastfood là gì - bản chất của mô hình fastfood là gì - có nên kinh doanh fastfood tại Việt Nam?...

Fastfood là gì?

Fastfood được hiểu là các loại thức ăn nhanh, bao gồm đồ ăn (thường là khoai tây chiên, gà rán, hamburger, pizza...) và thức uống (thường là đồ uống có gas như coca, pepsi, 7up...) phục vụ nhu cầu ăn uống nhanh chóng và tiện lợi của thực khách. Đặc biệt, fastfood thường được bán theo combo và vô cùng tiện lợi để mang đi.

Ngày nay, bất kỳ món hay bữa ăn nào được chế biến và phục vụ nhanh chóng đều có thể được gọi là fastfood.

Đặc trưng của đồ ăn fastfood là gì?

Bao gồm:

- Chủ yếu là các món ăn, đồ uống được chế biến sẵn, được làm nóng và phục vụ nhanh

- Khẩu phần nhỏ gọn, hương vị hấp dẫn, trình bày bắt mắt để kích thích thực khách; tuy nhiên, giá lại cao so với sức mua của đa số người Việt

- Chủ yếu phục vụ theo hình thức mang đi

- ...

fastfood là gì

Fastfood là gì? - Fastfood là đồ ăn nhanh, được chế biến sẵn và dễ dàng để mang đi

Những thương hiệu fastfood nổi tiếng tại Việt Nam

- KFC

Nhắc đến gà ràn là nghĩ ngay đế KFC. Vì thế, dễ hiểu khi thương hiệu này lớn mạnh nhất toàn cầu, hiện có mặt tại 118 quốc gia với hơn 20.000 cửa hàng. Tại Việt Nam, KFC khai trương cửa hàng đầu tiên ở Tp.HCM vào năm 1997.

- McDonald’s

Là một trong những chuỗi bán lẻ thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, McDonald’s có mặt ở 119 quốc gia để phục vụ khoảng 68 triệu khách mỗi ngày. Thương hiệu này đi vào hoạt động từ năm 1940, đặt trụ sở chính tại Mỹ và chính thức gia nhập thị trường f&b Việt Nam năm 2014.

- Burger King

Burger King bắt đầu kinh doanh từ năm 1953 tại Florida, Mỹ. Sau đó, có mặt tại 79 quốc gia. Việt Nam có cửa hàng Burger King đầu tiên từ năm 2011. Đến nay, thương hiệu này có khoảng 20 cơ sở tại Hà Nội và Tp.HCM.

- Pizza Hut

Là chuỗi bán lẻ pizza nổi tiếng nhất thế giới, thương hiệu này được thành lập từ năm 1958 và hiện có mặt tại hơn 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Pizza Hut xây dựng cửa hàng đầu tiên vào năm 2007 và sở hữu khoảng 50 nhà hàng trên toàn quốc tính đến hiện tại.

- Subway

Subway hiện có trụ sở chính đặt tại Milford, Connecticut, Mỹ. Thương hiệu này hiện có 43.945 cửa hàng sandwich tại 110 quốc gia trên toàn thế giới - gia nhập vào Việt Nam từ năm 2010 với 5 cơ sở tại Tp.HCM. Dĩ nhiên, món đặc trưng sẽ là bánh mỳ kẹp thịt và salad.

fastfood là gì

Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng để mở rộng kinh doanh mô hình fastfood

Ngoài ra, không thể không nhắc đến các chuỗi cửa hàng mới xuất hiện vài năm gần đây như Circle K hay 7-Eleven

Có nên kinh doanh mô hình fastfood tại Việt Nam?

Nhiều người thắc mắc điều này. Tuy nhiên, câu trả lời thực chất không hoàn toàn là Nên hay Không mà việc quyết định kinh doanh cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Bởi hiện có vô số các mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, với quy mô và mức giá đa dạng, chưa kể, những cơ sở nhỏ lẻ na ná như fastfood cũng rất nhiều... Do đó, khả năng cạnh tranh là rất lớn. Muốn kinh doanh hiệu quả và thành công nhất định hiểu thị trường và có định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp; đồng thời, không ngừng cải tiến để phục vụ tốt nhất thị hiếu của khách hàng.

Trước đó, yêu cầu trả lời các nghi vấn sau:

- Có bao nhiêu mô hình kinh doanh tương tự tại địa phương? Tình hình kinh doanh thế nào?

- Thị trường khách mục tiêu là ai? Trong khoảng độ tuổi nào? Đến từ đâu? Quốc gia nào?

- Nhu cầu hiện tại của đa số khách hàng là gì? - chuộng sự tiện lợi hay ưu tiên sức khỏe...

Nếu muốn kinh doanh thì cần đưa ra đáp án cho các thắc mắc sau:

- Nên mở mới thương hiệu hay nhượng quyền?

- Địa điểm kinh doanh tại đâu?

- Quy mô thế nào?

- Vốn bao nhiêu?

- Thực đơn là gì?

fastfood là gì

Sức hấp dẫn của fastfood là gì mà được lòng thanh thiếu niên đến thế?

Trả lời xong các câu hỏi trên, nếu nhận thấy đủ tiềm năng và tiềm lực để kinh doanh thì cứ tự tin mà bắt đầu nhé.

Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu tận hưởng cuộc sống của mọi người ngày càng tăng cao. Vì thế, du lịch nghỉ dưỡng hay ăn uống sẽ vẫn tiếp tục được nhiều người lựa chọn trải nghiệm, bao gồm cả tìm đến fastfood, nhất là đại bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Chỉ cần hiểu rõ fastfood là gì, bản chất kinh doanh của mô hình fastfood là gì, nắm bắt được thị hiếu, phong cách tiêu dùng và tạo hình ảnh riêng, đủ sức  cạnh tranh với những thương hiệu khác và thương hiệu địa phương là coi như việc kinh doanh khả thi và có khách.

Hồng Thy