Revpar là thuật ngữ được dùng phổ biến trong ngành khách sạn, là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức độ hiệu quả trong kinh doanh của từng khách sạn cụ thể. Vậy Revpar là gì? Revpar có vai trò quan trọng gì trong kinh doanh khách sạn? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Nghekhachsan.com!
Revpar là gì?
Revpar là thuật ngữ viết tắt của từ Revenue Per Available, được hiểu là chỉ số thể hiện mức doanh thu thu được dựa trên số phòng hiện có của khách sạn, có vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả kinh doanh của khách sạn đó; đồng thời phản ánh doanh thu thực sự trên số phòng mà khách sạn đang cung cấp, kể cả phòng có khách ở và phòng không có khách ở.
Hầu hết các nhà quản trị khách sạn đều áp dụng chỉ số Revpar trong việc xem xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, một số nơi còn so sánh Revpar với Revpor (Revenue Per Occuppied Room – chỉ số thể hiện mức doanh thu thu được dựa trên số phòng có khách).
Cách tính Revpar trong kinh doanh khách sạn
Công thức tính Revpar:
Revpar = Rooms Revenue / Rooms Available
Trong đó:
- Revpar là doanh thu phòng trên mỗi phòng có sẵn
- Rooms Revenue là doanh thu phòng
- Rooms Available là phòng có sẵn
Revpar càng cao và có xu hướng tăng lên thì khách sạn đó đang kinh doanh có hiệu quả, được khách hàng tin tưởng và ưu tiên lựa chọn khi lưu trú. Ngược lại, nếu Revpar quá thấp và có dấu hiệu đi xuống thì các nhà quản trị khách sạn phải ngay lập tức phân tích vấn đề, tìm ra những bất cập trong kinh doanh để có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý nhằm cải thiện doanh thu.
Tầm quan trọng của Revpar trong kinh doanh khách sạn
- Revpar được đánh giá là phép tính tài chính quan trọng nhất trong tất cả các phép tính tỷ lệ được sử dụng trong ngành khách sạn khi áp dụng kết hợp cả tỷ lệ phòng và tỷ lệ sử dụng phòng. Vì thế, chỉ số này thường được các nhà quản trị khách sạn dùng làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp
- Revpar mang đến cho các nhà quản trị khách sạn một cái nhìn tổng thể và dễ dàng về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn đó, bao gồm cách một khách sạn làm các phòng cũng như các mức phí có thể tính phí
- Ngoài ra, một số nhà quản trị khách sạn còn so sánh Revpar của khách sạn mình với Revpar của các khách sạn khác (đối thủ cạnh tranh) trong cùng một khung thời gian để xem xét, so sánh, phân tích, đưa ra hoặc thay đổi các chiến lược phát triển cho phù hợp
Một số hạn chế mà Revpar mang lại
- Chỉ số Revpar chỉ đánh giá được thu nhập như là phần trăm doanh thu bán phòng, ngoài ra không bao gồm các yếu tố khác cũng đóng góp vào lợi nhuận chung như tour, dịch vụ phòng, dịch vụ ăn uống, spa,… Vì vậy, Revpar tăng không có nghĩa là lợi nhuận của khách sạn cũng đang tăng
- Revpar chỉ là chỉ số được tính trên cơ sở mỗi phòng, không dùng để tính quy mô khách sạn. Do đó, một khách sạn X mặc dù có Revpar cao hơn khách sạn Y, nhưng X vẫn có tổng doanh thu thấp hơn Y vì Y quản lý nhiều phòng hơn.
Xem thêm: Công thức tính Food Cost và 4 điều Kế toán Nhà hàng – Khách sạn nhất định phải biết