Sous chef là gì? Mô tả công việc và mức lương Sous chef trong khách sạn – nhà hàng

Trong gian bếp nhà hàng – khách sạn, Sous chef không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải có kỹ năng quản lý nhân sự. Vậy bạn đã biết Sous chef là gì? Vị trí này đảm nhận công việc gì và mức lương hiện nay bao nhiêu? Nghekhachsan.com sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời…

♦ Sous chef là gì?

Sous chef chính là vị trí Bếp phó trong các nhà hàng – khách sạn, là “cánh tay phải đắc lực” – hỗ trợ Bếp trưởng quản lý công việc và nhân sự trong bếp. Với những khách sạn, nhà hàng lớn sẽ có nhiều Sous chef – mỗi Sous chef chịu trách nhiệm quản lý chính một mảng công việc cụ thể: bếp phó tiệc Banquet, bếp phó bếp bánh… Khi Bếp trưởng vắng mặt, Sous chef là người có quyền hạn cao, điều phối mọi hoạt động của bộ phận.

sous chef là gì

♦ Mô tả công việc của Sous chef trong khách sạn – nhà hàng

Nhiệm vụ chínhCông việc cụ thể
 Điều hành hoạt động bộ phận bếp

+ Phối hợp với bếp trưởng lập kế hoạch hoạt động cho bộ phận căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế.

+ Phân công công việc cho các trưởng ca, tùy tình huống hực hiện việc điều phối nhân sự hợp lý.

+ Giám sát quá trình làm việc của nhân viên bộ phận, đảm bảo hoạt động của bộ phận diễn ra suôn sẻ.

+ Kiểm tra chất lượng món ăn trước khi mang ra phục vụ thực khách.

+ Phối hợp làm việc với Quản lý nhà hàng để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Trực tiếp chế biến món ăn

+ Thực hiện việc chế biến các món ăn được giao phụ trách theo order của khách.

+ Tiếp nhận các order gọi món đặc biệt, thực hiện việc chế biến trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo đáp ứng được kỳ vọng của thực khách.

Lập menu cho nhà hàng

+ Nắm bắt xu hướng của thị trường, nhu cầu của thực khách để phối hợp với Bếp trưởng, Quản lý nhà hàng lập – làm mới menu cho nhà hàng, menu tiệc Banquet, thiết kế menu đặc biệt cho các dịp lễ Tết.

+ Hỗ trợ Bếp trưởng tính toán giá món ăn để vào menu của nhà hàng.Đề xuất ý tưởng thiết kế menu độc đáo cho nhà hàng.

Tuyển dụng – đào tạo nhân sự

+ Phối hợp với Bếp trưởng, bộ phận nhân sự lập kế hoạch tuyển dụng nhân viên, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động của bộ phận.

+ Trực tiếp tham gia phỏng vấn tuyển dụng, hướng dẫn hoặc phân công hướng dẫn công việc cho nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

+ Trực tiếp đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận bếp.

Quản lý dụng cụ – thiết bị bộ phận bếp

+ Thường xuyên theo dõi việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị – dụng cụ của bộ phận, đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn.

+ Phối hợp bộ phận kỹ thuật thực hiện việc sữa chữa khi có hư hỏng và bảo dưỡng – bảo trì khi đến định kỳ.

+ Đề xuất trang bị những trang thiết bị, dụng cụ mới cần thiết cho công việc của bộ phận.

Công việc khác

+ Kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập vào, thường xuyên kiểm tra kho bảo quản nguyên vật liệu, gia vị – đảm bảo được bảo quản đúng tiêu chuẩn.

+ Phối hợp xử lý các sự cố về món ăn của nhà hàng.

+ Mô tả, giải thích món ăn khi được thực khách yêu cầu.

+ Giải quyết các mối bất hòa, mâu thuẫn giữa các nhân viên trong bộ phận.

+ Khi Bếp trưởng vắng mặt, Sous chef thay thế điều hành – quản lý mọi hoạt động bộ phận bếp.Làm báo cáo công việc định kỳ.

+ Thực hiện các phần việc khác dưới sự phân công của Bếp trưởng.

♦ Mức lương Sous chef hiện nay

Theo ghi nhận của Nghekhachsan.commức lương Sous chef hiện nay dao động trong khoảng 8 – 15 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng – khách sạn làm việc. Với Sous chef làm việc trong khách sạn thì ngoài mức lương cơ bản, vị trí này còn được nhận tiền service charge hàng tháng. Bếp phó là một nấc thang trong lộ trình thăng tiến trong nghề đầu bếp, làm tốt công việc vị trí này sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý giá để trở thành một Bếp trưởng nhà hàng – khách sạn trong tương lai.

Xem thêm: Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Nhà Hàng – Khách Sạn Cần Biết