Phụ bếp là vị trí khởi đầu cơ bản nhất trên con đường đi đến những vị trí cao hơn của nghề Bếp. Vậy công việc cụ thể của Phụ bếp là gì? Mức lương ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nghekhachsan.com để hiểu rõ hơn những điều này!
Bản mô tả công việc Phụ bếp
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Thực hiện các công việc đầu ca | + Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập vào dưới sự giám sát và chỉ đạo của Bếp phó/ Bếp trưởng + Kiểm tra số lượng, chất lượng của số thực phẩm tồn đọng lại từ ca hôm trước, sử dụng những thứ còn dùng được, tránh lãng phí và xử lý những đồ bị hư. + Chuẩn bị công cụ dụng cụ dùng để chế biến món ăn theo phân công + Sơ chế các nguyên, vật liệu phục vụ cho việc chế biến món ăn theo yêu cầu + Đảm bảo luôn đủ các nguyên, vật liệu, thực phẩm để chế biến món ăn trong ngày + Báo cáo ngay với cấp trên khi phát hiện các sự cố phát sinh liên quan đến nguyên, vật liệu, thực phẩm, dụng cụ nấu nướng như hư hỏng, thiếu, thừa,… để kịp thời xử lý |
Hỗ trợ chế biến món ăn | + Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên liệu trước khi chế biến + Sơ chế các loại nguyên liệu tươi sống, rau quả, các nguyên liệu khác liên quan đến món ăn theo yêu cầu + Chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị cần thiết để chế biến món ăn + Chuẩn bị đầy đủ các loại chén, bát, đĩa,… để trang trí món ăn + Trực tiếp tẩm ướp gia vị và chế biến món ăn theo yêu cầu dưới sự giám sát và chỉ đạo của bếp chính + Trang trí món ăn khi chế biến xong theo đúng quy trình + Hỗ trợ Bếp chính, bếp phụ và các phụ bếp khác trong việc chế biến món ăn |
Hỗ trợ công việc tiếp thực | + Hỗ trợ nhân viên tiếp thực bưng bê thức ăn ra cho khách, đảm bảo đúng bàn đúng món, khi vào giờ cao điểm hay lượng khách quá đông, nhân viên không đủ + Đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác kỹ năng như một nhân viên tiếp thực chuyên nghiệp + Hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành công việc khi được yêu cầu |
Bảo quản các dụng cụ, thiết bị chế biến trong bếp | + Bảo quản các dụng cụ, máy móc, thiết bị trong bếp, đảm bảo tất cả đều hoạt động bình thường, không có sự cố + Định kỳ 1 tháng/ lần tiến hành công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong bếp + Trường hợp phát hiện có hư hỏng phải báo ngay cho cấp trên để kịp thời xử lý |
Làm vệ sinh tại khu vực bếp sau chế biến | + Dọn rửa các dụng cụ, công cụ làm bếp thuộc trách nhiệm quản lý của mình + Làm vệ sinh khu vực làm việc phụ trách + Vệ sinh tủ, kệ đựng thực phẩm, sắp xếp các loại thực phẩm, nguyên liệu mới và hàng tồn gọn gàng, đúng vị trí quy định + Thu gom và sắp xếp lại các loại gia vị đúng nơi quy định + Tham gia tổng vệ sinh khu vực bếp cùng các nhân viên khác được phân công |
Thực hiện các công việc cuối ca | + Kiểm tra các hệ thống ga, đèn, quạt, thông gió,… và các máy móc, thiết bị đúng yêu cầu trước khi ra khỏi khu vực bếp + Đảm bảo các tủ lạnh, tủ mát vẫn hoạt động tốt và đúng nhiệt độ tiêu chuẩn + Chuẩn bị đầy đủ hàng để hoạt động cho ca sau + Bàn giao công việc (đã và chưa làm) cho ca sau + Tắt tất cả mọi công tắc đèn, điện, quạt không cần hoạt động, đóng/ khóa các cửa nếu đóng ca vào cuối ngày. |
Các công việc khác | + Hàng ngày hoặc đột xuất báo cáo công việc cho bếp chính khi được yêu cầu + Linh hoạt hỗ trợ công việc của các vị trí khác khi được phân công + Học hỏi thêm cách chế biến món ăn khi được chỉ dạy + Thực hiện những công việc khác theo chỉ đạo của bếp chính, bếp phó hoặc bếp trưởng |
Mức lương nhân viên Phụ bếp
Theo ghi nhận của Nghekhachsan.com, mức lương trung bình hiện nay mà nhân viên Phụ bếp nhận được dao động trong khoảng từ 3,5 – 5 triệu đ/ tháng. Từ đây, nếu thực sự yêu nghề, nỗ lực và đầy chí cầu tiến, bạn sẽ có cơ hội phát triển lên vị trí Trợ lý Bếp với mức lương từ 5 – 6 triệu đ/ tháng – rồi Bếp chính (6 – 8 triệu đ/ tháng) – Trưởng nhóm (8 – 10 triệu đ/ tháng) – Bếp phó (10 – 12 triệu đ/ tháng) – Bếp trưởng nhà hàng (12 – 20 triệu đ/ tháng) – Bếp trưởng khách sạn (18 – 40 triệu đ/ tháng)
Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào từng vị trí công việc hiện đang đảm nhận, kinh nghiệm và trình độ làm việc, quy mô nhà hàng, hạng sao khách sạn đó.
Xem thêm: BBQ Là Gì? 5 Điều Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết Về BBQ