Nếu Pháp nổi tiếng với rượu vang, Hàn Quốc có kim chi, ẩm thực Trung Hoa có bữa tiệc Dimsum,… thì Pasta là món ăn không thể không nhắc tới khi nói về nước Ý. Vậy bạn có biết Pasta là gì? Những thông tin thú vị xoay quanh nó? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu cùng Nghekhachsan.com!
Pasta là gì?
Pasta còn được gọi là mỳ Ý, có nguồn gốc từ nước Ý; Pasta trong tiếng Ý có nghĩa là cục bột nhào, được phân chia thành nhiều loại có hình dạng và hương vị khác nhau với tên gọi tương ứng cũng khác nhau.
Nếu pizza được ví như “ông hoàng ẩm thực Ý” thì pasta chính là “hoàng hậu của bàn tiệc” bởi sự mềm mại, tinh tế và không kém phần kiêu sa, hấp dẫn. Tại Việt Nam, pasta xuất hiện trong hầu hết thực đơn tại các nhà hàng Ý, nhà hàng cao cấp, thậm chí tại quán vỉa hè với chất lượng và giá cả phù hợp.
Thành phần chính của pasta
Tất cả các loại pasta đều có chung thành phần chính gồm bột mì loại semolina và nước. Tuy nhiên, pasta không chỉ có một, nó gồm rất nhiều các loại “pasta con” với hình dạng, màu sắc và đặc tính khác nhau. Vì thế, cách chế biến cũng như thực phẩm ăn cùng của mỗi loại cũng không hề giống nhau.
Phân loại pasta
Theo thống kê, bộ sưu tập mỳ Ý hiện lên đến hơn 400 loại khác nhau và hàng nghìn tên gọi tương ứng. Tuỳ thuộc vào hình dạng, màu sắc và đặc tính riêng sẽ có các loại pasta tương ứng. Cụ thể:
– Theo đặc tính, pasta gồm 2 loại: mỳ khô (dried pasta) và mỳ tươi (fresh pasta).
– Theo màu sắc: màu của pasta được tạo nên do nhà sản xuất thêm vào đó các loại phụ gia như màu đỏ của cà chua, màu xanh của rau bina, màu vàng của nghệ, màu đen của mật mực,…
– Theo hình dạng, pasta có:
- Pasta dạng sợi: gồm Spagheti, Capellini, Fusilli Lunghi,… có dạng sợi dài, ăn bằng cách dùng nĩa xoay nhẹ để cuộn sợi mỳ vào nhau; loại pasta này ăn kèm với nước sốt từ dầu ô liu, sốt kem hoặc sốt cà chua.
- Pasta dạng ống: gồm Macaroni, Penne, Rigatoni,… có bề mặt trơn hoặc lượn gân, đầu vạt tròn hoặc vạt chéo; ăn kèm với loại sốt đặc sệt, ống càng to thì nước sốt càng đặc và sệt.
- Pasta dạng đặc biệt: gồm Farfalle, Rote, Conchiglie,… đa dạng về hình dạng và đặc trưng cho từng vùng; được sử dụng làm salad, súp hoặc ăn kèm với nước sốt (như nước sốt bơ, với đậu Hà lan và thịt giăm bông nấu chín, thêm nước sốt kem và cá hồi; nước sốt pho mát với một ít nghệ tây hoặc cà ri; nước sốt thịt, sốt đậu,…
- Pasta dạng có nhân: gồm Ravioli, Gnocchi, Fattisu,… đa dạng về hình dạng (vuông, tam giác, tròn,…) và nhân.
- Pasta dạng bản lớn: gồm Lagsana, Blecs, Filindeu,… dùng làm nền cho các món đút lò.
- Và nhiều loại pasta đặc trưng khác: Fettucine, Capellini, Tortigiioni, Conchiglie….
Luộc/ Chế biến pasta đúng cách
Tùy thuộc vào từng món ăn sẽ quy định thời gian luộc phù hợp để sợi pasta vừa chín mềm, không bỡ, không gãy nát. Cụ thể:
- Đun sôi nước rồi mới cho pasta vào luộc; trong khi luộc nên cho vào nồi một chút muối và dầu ăn để pasta không bị dính vào nhau
- Không luộc pasta quá mềm, thời gian lý tưởng để luộc vừa chín tới các loại pasta là khoảng từ 12 – 15 phút đối với các loại nui, mì dày và từ 5 – 8 phút đối với các loại pasta cọng nhỏ; các loại pasta tươi thì chỉ cần nấu khoảng 3 – 5 phút là được; các loại pasta có nhân như Ravioli thì nấu khoảng 8 – 12 phút;…
- Nếu nấu món pasta có sốt hải sản thì nên luộc còn hơi cứng.
- Khi xào pasta Spaghetti, Lagsana nên rắc sống một ít phô mai lên bề mặt, đảo đều sau khi nêm nếm, hoặc dùng phô mai sợi cho lên mặt trước khi đút lò.
- Thêm phô mai sợi hay miếng mỏng vào các món pasta xào hoặc đút lò các món từ nui như Ravioli khi đã gần chín, món ăn sẽ ngon hơn khi thêm phô mai bột.
- …
Những nguyên tắc thưởng thức pasta
- Các loại pasta sợi nhỏ sẽ ăn chung với các loại nước sốt không quá đặc, không quá nồng
- Các loại pasta sợi to lại nên ăn cùng với các loại nước sốt đặc sánh
- Các loại pasta không phải dạng sợi thì ăn chung với các loại nước sốt có nhiều rau củ
- Pasta vỏ sò Conchiglie thì nên ăn cùng nước sốt đặc bằng cách rưới đều sốt vào từng ngóc ngách của pasta
- …
Phân biệt pasta với spaghetti
Trên thực tế, mỳ Ý pasta có hàng trăm loại và Spaghetti là một dạng nổi bật được ưa chuộng nhất trong đó mà thôi. Điều này lý giải vì sao tại Việt Nam, khi nhắc đến mỳ Ý, người ta lại nghĩ đến và gọi tên Spaghetti đầu tiên với nhiều cách chế biến phong phú như: spaghetti với pho mát và hạt tiêu hoặc tỏi và dầu; spaghetti với cà chua, thịt và các loại nước sốt khác; …
Xem thêm: Cream Cheese Là Gì? 5 Đặc Trưng Thú Vị Có Thể Bạn Chưa Biết Về Cream Cheese