Là nhân sự trong bộ phận Bếp có bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ “Pastry Chef”? Vậy bạn có biết Pastry Chef là gì? Những thông tin liên quan đến vị trí này như công việc là gì? mức lương ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Nghekhachsan.com!
Pastry Chef là gì?
Pastry chef là Bếp trưởng bếp bánh, làm việc tại khu vực làm bánh trong bộ phận bếp, chịu trách nhiệm chính về tất cả các hoạt động tại khu vực bếp bánh trong các nhà hàng – khách sạn, bao gồm cả phân công công việc và điều phối nhân sự. Ngoài ra, Pastry chef còn là người sáng tạo và trực tiếp tạo ra những món bánh tuyệt hảo bổ sung vào thực đơn của nhà hàng.
Với những ai đam mê theo nghiệp làm bánh, Pastry chef là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến nghề bếp bánh.
Bản mô tả công việc của Pastry Chef
Một Pastry chef làm việc tại các nhà hàng, khách sạn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Quản lý toàn bộ các hoạt động tại khu vực bếp bánh | + Phân chia công việc và giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên + Hàng ngày theo dõi và kiểm soát quá trình làm việc của toàn khu vực bếp bánh; đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, duy trì chất lượng tiêu chuẩn của các món bánh, tráng miệng theo quy định + Trực tiếp tham gia chế biến, sáng tạo ra các món ăn theo yêu cầu của cấp trên và thực khách |
Chịu trách nhiệm về thực đơn của nhà hàng, khách sạn | + Phối hợp với Quản lý lên thực đơn các món bánh cho nhà hàng, khách sạn + Thường xuyên cập nhật xu hướng mới của thị trường, thị hiếu của khách hàng mục tiêu, đảm bảo những món bánh trong thực đơn thỏa mãn nhu cầu của thực khách và thu hút khách hàng tiềm năng + Chịu trách nhiệm trong việc đề ra các quy cách, định lượng nguyên vật liệu, món ăn cũng như chất lượng của món ăn đó |
Kiểm soát các loại chi phí thực phẩm, nguyên vật liệu | + Giám sát và lên kế hoạch thu mua các loại thực phẩm, nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình chế biến tại khu vực bếp bán + Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chính xác về số lượng và chất lượng thực tế với số liệu trên hóa đơn + Kiểm soát các loại chi phí phụ trợ như: gia vị, gas, nước,… đảm bảo tối ưu hóa + Giám sát và theo dõi quá trình bảo quản nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ làm bánh của nhân viên cấp dưới. + Định kỳ tiến hành bảo dưỡng các loại máy móc, dụng cụ làm bánh theo quy định. + Phân công làm vệ sinh, kiểm soát tình hình vệ sinh tại khu vực bếp bánh. |
Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự | + Đề xuất lên cấp trên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho bộ phận bếp + Trực tiếp tham gia tuyển dụng những vị trí cốt cán, quan trọng trong bộ phận + Tham gia đào tạo, bồi dưỡng và phát triển những nhân viên nổi bật + Định kỳ đánh giá năng lực và thái độ làm việc của nhân viên; đề xuất khen thưởng, nâng lương cho nhân viên khi cần |
Các công việc khác | + Đảm bảo thực hiện đúng và đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hoạt động của bộ phận và khách sạn + Tham gia các khóa đào tạo hoặc tự trau dồi kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề, cũng như năng lực quản lý nhân sự hiệu quả + Lập các bản báo cáo liên quan theo quy định + Tham gia các cuộc họp, hội nghị định kỳ hoặc đột xuất của nhà hàng, khách sạn + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên |
Mức lương của Pastry Chef trong nhà hàng, khách sạn
Pastry chef là một trong những vị trí công việc Hot nhất hiện nay bởi sự phát triển ngày càng nhanh của ngành Khách sạn – Nhà hàng. Theo ghi nhận của Nghekhachsan.com, các Pastry chef luôn được “săn đón” với mức lương hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 8 – 20 triệu đồng/ tháng tùy theo quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và hiệu quả công việc. Ngoài mức lương cơ bản, Pastry chef còn nhận được các chế độ đãi ngộ vô cùng tốt: được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm, được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng lễ tết, service charge mỗi tháng.
Hy vọng những thông tin mà Nghekhachsan.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Pastry chef là gì? Công việc và mức lương của Pastry chef trong các nhà hàng, khách sạn; từ đó có cái nhìn khách quan về nghề bếp bánh và bước đầu định hướng cho công việc tương lai của mình.
Xem thêm: Chef De Partie là gì? Mô tả công việc và mức lương Chef De Partie