Baking soda là một trong những loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và cả trong ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn nhờ những công dụng mà nó mang lại. Vậy bạn có biết Baking soda là gì? Những thông tin thú vị xoay quanh Baking soda? Nếu chưa, hãy tìm hiểu điều này cùng Nghekhachsan.com!
Baking soda là gì?
Baking soda hay thuốc muối, muối nở, bột nổi, muối có ga, thuốc sủi, natri bicarb, bicarb soda, bicarb,… có công thức hóa học là NaHCO3 – đọc là Natri Hidrocacbonat hay Natri Bicacbonat, là một hợp chất muối của Na với gốc HCO3, chất rắn, ở dạng bột mịn, có màu trắng, không mùi, vị mặn, dễ tan trong nước, có tính hút ẩm cao. Tính đến thời điểm hiện tại, Baking soda được ứng dụng khá phổ biến với những công dụng hữu ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
6 điều cần biết về Baking soda
- Ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực
Ban đầu, baking soda được biết đến khi những ngư dân đi biển dùng nó để ướp cá nhằm giữ cá được tươi lâu hơn khi di chuyển dài ngày từ biển khơi vào đất liền. Về sau, khi công nghệ phát triển, baking soda được ứng dụng rộng rãi hơn trong công nghiệp chế biến thực phẩm (gia vị trong nấu nướng, làm bánh,…), trong y tế (trung hòa acid chữa đau dạ dày, bổ sung muối cho cơ thể,…), công nghiệp làm đẹp (sữa rửa mặt, trị mụn đầu đen,…), tẩy trùng (làm trắng răng, tẩy vết bẩn trên áo quần, làm sáng những vật dụng bằng inox,…) …
- Vì sao Baking soda lại sủi bọt?
Baking soda khi gặp nhiệt độ hoặc trong môi trường axit nhẹ sẽ bị hòa tan, giải phóng khí CO2 gây sủi bọt (thuốc viên sủi). Đây cũng là lý giải cho tên gọi khác của baking soda – muối có ga.
- Khai thác Baking soda như thế nào?
Baking soda được khai thác trong các mỏ muối ngoài tự nhiên hoặc được chiết xuất từ trong nước khoáng chứa muối.
- Không nên nhầm lẫn Baking soda với Baking powder!
Baking soda (muối nở) và Baking powder (bột nở) tuy trong tên gọi có cùng chữ “nở”, đều ở dạng bột mịn nhưng về bản chất và công dụng lại hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể:
- Baking soda (muối nở) là một loại muối, dễ bị hòa tan và giải phóng CO2 khi gặp nhiệt độ hoặc trong môi trường axit nhẹ. Vì vậy, khi thực hiện một công thức làm bánh bất kỳ có yêu cầu baking soda thì phải cần thêm một dung môi axit yếu, thường là dấm hoặc nước cốt chanh,… Việc làm này sẽ giúp quá trình giải phóng CO2 được diễn ra nhanh hơn, kéo theo việc lên men trong bột cũng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.
- Baking powder (bột nở) là hỗn hợp gồm baking soda và bột kem tartar (loại bột có tính axit yếu). Chính loại bột kem tartar này giúp rút ngắn thời gian lên men bột. Chỉ cần tạo độ ẩm vừa đủ là các phản ứng giải phóng CO2 sẽ lập tức diễn ra mà không cần phải thêm bất kỳ một chất dẫn nào nữa.
- Nhận biết chất lượng của Baking soda
Đổ baking soda vào một chiếc bát nhỏ và cho vào đó chút giấm hoặc vài giọt chanh. Nếu thấy có bọt khí sủi lên tức là bột vẫn còn tốt, có thể sử dụng tiếp được; ngược lại nếu không có hiện tượng gì xảy ra thì là bột kém chất lượng, thậm chí đã bị hỏng. Kết luận tương tự về chất lượng của baking soda khi cho vào một bát nước nóng
- Bảo quản Baking soda đúng cách
Baking soda có thể sử dụng được trong thời gian khá lâu nếu bạn biết cách bảo quản chúng. Chỉ cần cho baking soda vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao trên 500C.
Xem thêm: 10 công dụng kỳ diệu của Baking Soda trong nấu nướng nhân viên Bếp cần biết